Chúng ta thường dành phần lớn thời gian sinh sống trong căn nhà của mình, do đó đều mong muốn hít thở một bầu không khí trong lành. Chất lượng không khí là yếu tố quan trọng với tất cả mọi người, nhưng đặc biệt quan trọng cho những thành viên dễ bị tổn thương trong gia đình như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, và những thành viên mắc các bệnh về đường hô hấp ví dụ như viêm phổi hoặc bị dị ứng.

Chất gây ô nhiễm không khí xâm nhập vào nhà bạn như thế nào?

Trong nhà bạn có nhiều nguồn có thể gây ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí có thể gia tăng đáng kể trong quá trình sửa nhà. Một nguyên nhân quan trọng khác làm giảm chất lượng không khí trong nhà có thể bắt nguồn từ việc đốt cháy nhiên liệu trong bếp lò và lò vi sóng. Các chất gây ô nhiễm khác được tìm thấy trong nhà bắt nguồn từ các loại vật liệu xây dựng. Dĩ nhiên, khói là nguyên nhân chính gây ô nhiễm. Những người sinh sống trong gia đình cũng có thể gia tăng nồng độ hơi nước, khí CO2 và mùi cơ thể trong bầu không khí trong nhà. Những gia đình có hệ thống thông gió kém có nồng độ các chất gây ô nhiễm sinh học cao phát sinh từ lớp nấm mốc phát triển trên các bề mặt ẩm ướt. Chất lượng không khí kém gây thêm sự khó chịu với điều kiện sống trong nhà đặc biệt với những người hay bị dị ứng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà

Các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến?

Môi trường trong nhà có thể chứa rất nhiều chất có thể gây ô nhiễm không khí. Nồng độ CO2 là chỉ số cho biết mức độ ô nhiễm không khí trong nhà. Nồng độ CO2 trong nhà cao có nghĩa là nguồn cung cấp không khí sạch không đủ. Nồng độ CO2 trong nhà cao gây cho bạn cảm giác buồn ngủ và là cảnh báo cho sự tích tụ các chất gây ô nhiễm không khí khác trong nhà bao gồm:

  • Khói thuốc;
  • Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi từ các sản phẩm ví dụ như mỹ phẩm, chất tẩy rửa….
  • Formadehit từ các sản phẩm gỗ ép như đồ nội thất;
  • Các chất gây nhiễm khuẩn sinh học từ con người, vật nuôi, cây cảnh;
  • Khí radon từ vật liệu xây dựng

Làm sao để xác định được gia đình bạn đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm không khí trong nhà?

Bạn đang gặp phải vấn đề ô nhiễm không khí trong nhà nếu:

  • Bạn bè hoặc thành viên trong gia đình hút thuốc trong nhà
  • Bạn có thể gửi thấy mùi ẩm mốc và quan sát thấy nấm mốc phát triển
  • Gia đình bạn mới tiến hành sửa nhà, trải thảm mới hoặc mua một bộ đồ nội thất gỗ ép mới
  • Bạn sử dụng các sản phẩm tiêu dùng có hàm lượng cao các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
  • Luồng khí tươi cấp cho điều hòa bị bịt kín hoặc bộ lọc máy điều hòa bị bẩn.

Theo Indoor Air Quality Information Centre

An toan manh va day cuon p1-reAn toan manh va day cuon p2

 Theo Australian Competition and Consumer Commission

Điều quan trọng nhất là không để trẻ chơi đùa với loại pin này 

Khi thấy những thứ mới mẻ, trẻ nhỏ thường thích khám phá, điều gì các bé thường làm đầu tiên? Thông thường là các bé sẽ cho vào miệng.

Các thiết bị điện tử đang ngày càng trở nên nhỏ gọn và có kiểu dáng hấp dẫn hơn. Những thiết bị đó có thể là điều khiển, máy tính, đồng hồ, móc khóa, nến điện hay những tấm thiệp chúc mừng điện tử. Trẻ nhỏ thích chơi với những đồ vật này và thường mở tung các thiết bị để lộ các nút pin điện tử bên trong. Dưới đây là một vài gợi ý nhỏ đảm bảo an toàn với loại pin này:

Những điều cần biết khi trẻ nuốt phải pin

  •  Khi trẻ nuốt pin, nước bọt sẽ nhanh chóng tạo ra một dòng điện. Dòng điện này gây ra một phản ứng hóa học có thể gây bỏng thực quản chỉ trong vòng hai giờ.
  • Điều đáng sợ là không dễ nhận ra dấu hiệu tổn thương, biểu hiện cũng không rõ ràng vì trẻ vẫn thở và hoạt động bình thường sau khi nuốt pin, mặc dù trẻ có thể có dấu hiệu cảm lạnh hoặc cúm nhẹ.
  • Khôi phục tổn thương sau khi nuốt pin gây đau đớn và thường phải can thiệp bằng nhiều ca phẫu thuật. Thậm chí sau khi đã lấy được pin ra khỏi vùng bụng, trẻ vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ ảnh hưởng đến dây thanh và khí quản.

an toan pin dang cuc ao

 Để pin xa tầm với của trẻ

  • Tìm kĩ trong nhà bạn và ở tất cả các vị trí mà trẻ có thể tiếp cận thiết bị có chứa pin loại này.
  • Để các thiết bị điều khiển bằng pin ngoài tầm nhìn và tầm với của trẻ. Những thiết bị bao gồm điều khiển từ xa, thiệp chúc mừng điện tử, cân điện tử, đồng hồ, thiết bị trợ thính, nhiệt kế, đồ chơi trẻ em, máy tính, móc khóa, nến điện, đèn trang trí nhấp nháy có chứa pin dạng cúc áo.
  • Khóa chặt pin đã bị lỏng hoặc dùng một miếng băng keo dán trên bộ điều khiển để bảo vệ ngăn chứa pin.

Nhanh chóng điều trị

  • Nếu nghi ngờ trẻ nuốt phải pin, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Tuyệt đối không ép trẻ nôn hoặc bắt trẻ ăn hoặc uống cho đến khi có chẩn đoán của nhân viên y tế.
  • Các triệu chứng có thể khó nhận ra (thường bao gồm ho, chảy nước dãi và khó chịu), vì vậy nếu có dấu hiệu nghi ngờ dù là nhỏ nhất, bạn cũng không nên chủ quan. Hãy nhanh chóng mang trẻ tới trung tâm y tế.

Chia sẻ thông tin với gia đình và bạn bè

Hãy chia sẻ thông tin này với thành viên trong gia đình, người trông trẻ, bạn bè,… của bạn. Chỉ một phút chia sẻ thông tin nhưng có thể cứu được mạng sống của trẻ.

Mỗi năm, tại Mỹ có hơn 2800 trẻ được điều trị tại phòng cấp cứu sau khi nuốt phải pin. Có nghĩa là cứ ba giờ lại có một trẻ phải đi cấp cứu. Số ca bị thương nặng và tử vong tăng gấp 9 lần thập kỉ trước.

Theo Safe Kids Worldwide

Thông tin về dự án và uy tín kinh doanh của chủ đầu tư

Thông tin về dự án là tất cả các thông tin có liên quan đến dự án bất động sản đó do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phê duyệt. Người mua nhà nên yêu cầu chủ đầu tư trình ra tối thiểu các thông tin về dự án theo quy định tại Điều 7 Luật Kinh doanh Bất động sản.

Uy tín của chủ đầu tư có thể được hiểu là mức độ thành công trong việc triển khai các dự án bất động sản trong quá khứ và uy tín kinh doanh trước các khách hàng, đối tác… Người mua nhà có thể kiểm tra dễ dàng thông qua internet hoặc các phương tiện thông tin đại chúng.

diem luu y khi mua can ho

Người mua cũng nên tìm hiểu kỹ về dự án và làm việc trực tiếp với chủ đầu tư khi dự án đã có đầy đủ các căn cứ pháp lý để triển khai xây dựng, ký hợp đồng và thanh toán tiền. Đặc biệt, tránh xa sàn giao dịch bất động sản được gắn mác “nhà đầu tư thứ cấp”. Người mua cũng cần tránh xa các các thông tin mua bán kiểu “suất ngoại giao”, “bán cắt lỗ” nếu như không có đầy đủ thông tin về dự án, cũng như người bán.

Tính pháp lý của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư

Bản chất của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư là một hợp đồng mua bán tài sản, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, để góp phần làm minh bạch thị trường bất động sản, các cơ quan nhà nước có liên quan như Bộ Xây dựng cũng có quy định một số nội dung về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và hướng dẫn mẫu hợp đồng mua bán căn hộ chung cư trong dự án đầu tư xây dựng của tổ chức kinh doanh nhà ở (Thông tư số 01/2009/TT-BXD ngày 25/02/2009); Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13/1/2012 về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch có quy định về mua bán căn hộ chung cư, các dịch vụ sinh hoạt do đơn vị quản lý khu chung cư cung cấp phải đăng ký với Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công thương.

Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, người mua nhà cũng cần đặc biệt chú ý đến thời hạn bàn giao nhà; phạt vi phạm hợp đồng nếu bàn giao chậm (ấn định mức phạt cụ thể bằng tỷ lệ % giá trị căn hộ). Một điểm khác người mua nhà cần lưu ý việc thực hiện các nghĩa vụ thuế với Nhà nước của chủ đầu tư, nên người mua nhà khó làm được sổ hồng, sổ đỏ, trong khi việc mua bán các căn hộ bằng loại hợp đồng công chứng ủy quyền định đoạt tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Ngoài ra, người mua nhà cũng nên đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng, các quyền, nghĩa vụ có liên quan để tránh các tranh chấp sau này.

hop dong mua ban can ho

Nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư (Thông tư số 01/2009/TT-BXD)

 * Về phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng: phải nêu đầy đủ phần diện tích thuộc sở hữu riêng của người mua, phần diện tích thuộc sở hữu chung của nhà chung cư (trong đó nêu cụ thể các phần sở hữu chung trong nhà chung cư quy định tại khoản 3 Điều 70 của Luật Nhà ở như hành lang, lối đi chung, cầu thang, thang máy, nơi để xe và các phần khác thuộc sở hữu chung). Trong trường hợp nhà chung cư có những công trình, diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư hoặc của chủ sở hữu khác thì phải nêu rõ (ví dụ như bể bơi, sân tennis, siêu thị, nơi để xe phục vụ cho mục đích kinh doanh hoặc các phần diện tích khác).

* Về Bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư: Khi ký kết hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư, chủ đầu tư phải đính kèm theo Bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư đó (Bản nội quy này là một phần không thể tách rời của hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư). Bản nội quy phải đảm bảo các nội dung chính đã quy định tại Điều 9 Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

* Về diện tích căn hộ nhà chung cư: phải ghi rõ diện tích sàn căn hộ và cách tính diện tích căn hộ đó theo quy định tại Điều 2 của Thông tư này.

* Về kinh phí bảo trì, vận hành nhà chung cư: phải ghi rõ giá bán căn hộ nhà chung cư đã bao gồm cả kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư (2% tiền bán căn hộ); phải nêu rõ dự kiến về mức phí phải đóng góp dùng cho công tác quản lý vận hành nhà chung cư, nguyên tắc điều chỉnh mức phí đóng góp.

Thỏa thuận mua bán căn hộ là hợp đồng có hiệu lực và ràng buộc về mặt pháp lý, vì vậy người mua nhà nên tham khảo tư vấn pháp luật, đơn vị quản lý chuyên môn trước khi ký vào hợp đồng.

Theo tinnhanhchungkhoan

Dưới đây là một vài vấn đề quan trọng mà bạn cần xem xét trước khi quyết định mua một căn hộ mới ví dụ như chi phí, nợ thế chấp, giá cả và các yếu tố khác liên quan đến căn hộ mà bạn dự định mua.

  • Tính toán tổng chi phí mua nhà: phí tổn thế chấp, phí bảo hiểm….
  • Thuế trước bạ
  • Liên hệ với ngân hàng để chắc chắn bạn có đủ điều kiện vay nợ thế chấp mua nhà, sau đó lựa chọn phương thức thanh toán thích hợp, tính toán chính xác số tiền nợ thế chấp để đảm bảo rằng số tiền này nằm trong khả năng thanh toán của bạn.

Len ke hoach mua can ho

  • Kiểm tra và so sánh giá giao dịch của các căn hộ tương tự
  • Đến dự án khảo sát vị trí căn hộ, các khu vực lân cận và kiểm tra các tiện ích như giao thông và liên lạc. Bạn cũng nên liên hệ hoặc tìm hiểu thông tin của chính quyền địa phương để có được thông tin về các kế hoạch quy hoạch và quyết định có thể ảnh hưởng đến bất động sản mà bạn đang dự định mua.
  • Khi tính toán giá trên mỗi mét vuông, bạn cũng cần làm rõ giá đó là giá áp dụng cho các “khu vực có thể bán được” hay tổng diện tích mặt sàn. Nếu chưa thấy rõ ràng về điều này, bạn nên nhờ luật sư tư vấn đồng thời làm rõ thông tin với bên chủ đầu tư dự án.
  • “Khu vực có thể bán được” của một căn hộ là phần diên tích của căn hộ đó bao gồm ban công và phần nền của khu vực tiện ích chung. Những khu vực khác ví dụ như phần mái bằng, mái nhà, vườn, gác áp mái, sân, sân thượng, cửa sổ, phòng điều hòa…đều được liệt kê nhưng không nằm trong phần diện tích thuộc “Khu vực có thể bán được”.

Một số điểm khác bạn cũng nên lưu ý đó là:

  • Trang thiết bị và phần diện tích hoàn thiện bên trong và ngoài tòa nhà.
  • Phí quản lí (ví dụ: phí sử dụng các dịch vụ, phí quản lí chung…)
  • Bạn có được phép nuôi động vật trong khu căn hộ hay không.
  • Kiểm tra liệu có phải trả chi phí quản lí, vận hành và bảo trì các khu vực tiện ích chung nằm bên trong hoặc ngoài toà nhà hay không. Bạn cũng nên kiểm tra sơ bộ vị trí của các khi vực tiện ích.

© 2021 PMC. All Rights Reserved.